1. Chia sẻ kinh nghiệm nâng mũi – Trước khi nâng mũi cần làm gì?
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm nâng mũi bạn cần phải nhớ trước khi thực hiện bất kỳ ca chỉnh sửa nào. Để không quên, bạn hãy note lại hoặc cap màn hình của mình nhé.
a) Kinh nghiệm đi nâng mũi – Lựa chọn địa chỉ nâng mũi như thế nào?
Để lựa chọn một địa chỉ nâng mũi thực sự khó khi có đến hàng nghìn cơ sở thẩm mỹ mọc lên ầm ầm và đâu cũng quảng cáo là tốt. Kinh nghiệm đi nâng mũi dành cho bạn để có thể đánh giá địa chỉ thẩm mỹ tốt nhất đó chính là:
Kinh nghiệm nâng mũi quan trọng bạn cần biết trước khi tiến hành phẫu thuật, giúp tránh mọi rủi ro, biến chứng
- Cơ sở thẩm mỹ đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Rất đơn giản bạn có thể tra thông tin trên chính fanpage, website của cơ sở đó.
- Có đội ngũ bác sĩ trực tiếp thực hiện. Lưu ý tại các spa chỉ là nhân viên, nhân viên học nghề bình thường thực hiện.
- Chất liệu sụn phải đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ. 3 chất liệu sụn tốt nhất hiện nay đã được kiểm định về chất lượng như: Sụn NanoForm, sụn sinh học và sụn 5S Nano.
- Chế độ bảo hành lâu dài, minh bạch để đảm bảo mình sẽ được hưởng những quyền lợi cần thiết, phòng trường hợp khi cần chỉnh sửa dáng mũi.
- Mức chi phí nâng mũi không quá rẻ hoặc quá đắt so với mặt bằng chung. Thông thường nâng mũi sẽ có giá từ 10-35 triệu, mũi chỉnh sử phức tạp hoặc dùng sụn sườn sẽ đắt hơn.
b) Kinh nghiệm nâng mũi S Line
Nâng mũi S Line sẽ phù hợp với ai?
– Người có dáng mũi thon gọn, thích tự nhiên, không lộ dấu vết thẩm mỹ
– Người có các đường nét trên gương mặt nhỏ nhắn rất phù hợp với dáng mũi S Line
– Thông thường, người có gương mặt trái xoan hoặc hơi tròn sẽ rất hợp với dáng mũi này
Điều kiện để một ca nâng mũi S Line thành công
– Chất liệu sụn sống mũi mềm mại, đàn hồi, không thô cứng
– Bác sĩ không chỉ nắm vững kỹ thuật tạo hình sụn mà còn có con mắt thẩm mỹ
c) Kinh nghiệm nâng mũi bọc sụn
Bạn nên nâng mũi bọc sụn tai khi nào?
– Da mũi quá mỏng, không đủ để phủ sống mũi
– Mũi đã từng nâng nhưng gặp tình trạng đầu mũi bóng đỏ, lộ sụn
– Đầu mũi hếch nhẹ, cần kéo dài để cân đối
Điều kiện để một ca nâng mũi bọc sụn thành công
– Bác sĩ nắm vững kỹ thuật lấy sụn tai sao cho lượng sụn vừa đủ, không quá nhiều để đầu mũi không bị cộm
– Người thực hiện nâng mũi có đủ sụn vành tai để bọc đầu mũi
d) Kinh nghiệm nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc sẽ phù hợp với ai?
– Không chỉ là sống mũi tẹt mà dáng mũi còn mắc nhiều khuyết điểm như đầu mũi, cánh mũi, trụ mũi,…
– Dáng mũi xấu bẩm sinh như mũi gồ, mũi hếch, mũi cà chua,…
– Dáng mũi cần phải chỉnh sửa xương như mũi gồ, mũi lệch vẹo, mũi quặp, mũi ngắn,…
– Chiếc mũi bị hỏng, biến dạng do chấn thương, tai nạn hoặc hở hàm ếch
– Mũi đã từng phẫu thuật nhưng bị hỏng, biến chứng
– Mong muốn chỉnh sửa dáng mũi đẹp toàn diện, được lựa chọn dáng S Line hoặc L Line
Điều kiện để một ca nâng mũi cấu trúc thành công
– Sử dụng sụn sinh học cao cấp hoặc sụn NanoForm kết hợp sụn tự thân
– Đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất (phòng mổ, thiết bị y tế, phòng chăm sóc sau hậu phẫu,..)
– Có chuyên khoa gây mê hồi sức
– Đội ngũ bác sĩ trong ca phẫu thuật từ 2-3 người, có y tá hỗ trợ
– Có đội ngũ cố vấn chuyên môn trong những ca phẫu thuật khó
e) Khi nào không nên nâng mũi?
Để không gặp phải những rủi ro, biến chứng sau nâng mũi, nếu thuộc trong 1 số các trường hợp dưới đây thì tốt nhất bạn hãy “tạm gác” lại việc chỉnh sửa dáng mũi của mình nhé.
- Nam/nữ chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp dưới 18 tuổi đủ điều kiện sức khỏe để nâng mũi (bác sĩ đã kiểm tra) khi đi nâng mũi cần có thân người giám hộ và mang theo chứng mình thư cùng sổ hộ khẩu.
- Người mắc các bệnh mãn tính như: Máu khó đông, tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, thần kinh yếu,… trường hợp đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên phẫu thuật.
- Người lớn tuổi (trên 50) cũng không nên thực hiện phương pháp nâng mũi sụn sườn. Bởi lúc này xương sụn sườn đã bị canxi hóa, không đủ độ đàn hồi, dẻo dai để nâng mũi.
f) Kinh nghiệm nâng mũi – Chi phí phẫu thuật bao nhiêu là hợp lý?
Rất nhiều bạn đang có một tâm lý chung là thấy giá rẻ là lựa chọn. Tuy nhiên, nâng mũi giá rẻ tồn tại rất nhiều rủi ro khôn lường. Nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra khi chọn nâng mũi giá rẻ nhưng chi phí sửa lại còn đắt gấp 4, 5 lần. Tuy nhiên, nâng mũi với mức giá đắt tiền cũng chưa phải là tốt? Bởi giá nâng mũi có thể được độn lên bởi tiền thương hiệu, thuê mặt bằng,…
Kinh nghiệm nâng mũi để bạn có thể yên tâm lựa chọn cho mình một địa chỉ có mức giá hợp lý nhất đó chính là dựa vào tuổi đời và chế độ bảo hành của họ. Một cơ sở thẩm mỹ có tuổi đời lớn, trên 5 năm chắc chắn sẽ có lượng khách ổn định, họ sẽ không cần làm những “chiêu trò” để thu hút khách như những spa, địa chỉ thẩm mỹ tự phát,…
2. Kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nâng mũi
Kinh nghiệm nâng mũi để bạn có thể sở hữu dáng mũi đẹp như ý muốn mà không gặp phải tâm lý sợ sệt, lo lắng, sợ đau trước mỗi ca phẫu thuật:
- Một tâm lý vui vẻ chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy đau hay sợ hãi trong quá trình phẫu thuật
- Một tuần trước khi nâng mũi, bạn hãy cố gắng ngủ đủ và bổ sung nhiều protein cùng vitamin C để cơ thể có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, từ đó giúp dáng mũi nhanh chóng ổn định.
- Nếu thực hiện nâng mũi cần gây mê như nâng mũi sụn sườn, nâng mũi chỉnh xương,… (yêu cầu nhiều thời gian thực hiện) thì bạn sẽ cần nhịn ăn 7-8 tiếng trước đó. Trường hợp gây tê thì không cần.
- Nếu cảm thấy quá lo lắng, hồi hộp bạn hãy hít thở thật sâu trước khi vào ca phẫu thuật. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị tâm lý ổn định, vui vẻ, lạc quan trước bất kỳ ca phẫu thuật nào
- Không nên có tâm lý sợ đau, hãy nghĩ về một dáng mũi mới đẹp để làm động lực trước khi “lên thớt”. Đặc biệt không nên khóc trước và trong quá trình thực hiện.
3. Kinh nghiệm chăm sóc sau khi nâng mũi
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ, chảy dịch và căng cứng vùng đầu mũi. Đây là tình trạng chung mà ai cũng sẽ gặp phải khi nâng mũi. Một số kinh nghiệm nâng mũi dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng trường hợp này:
- Ăn no và uống thuốc kháng sinh, giảm đau, ngậm anfa choay, long huyết ngay sau đó. Tránh trường hợp uống không đủ liều vì thuốc kháng sinh là cách nhanh và tốt nhất đề giảm thiểu những cơn đau nhức sau phẫu thuật.
- Chườm ấm và chườm mát: Bạn nên thực hiện chườm mát 2 ngày sau phẫu thuật, từ ngày thứ 3 nên chườm ấm để làm tan vết bầm tím. Nhiều bạn chỉ chườm nóng hoặc chườm lạnh mà không kết hợp cả 2, đây là kinh nghiệm sau nâng mũi không phải ai cũng biết.
- Kiêng thực phẩm trong bao lâu? Thông thường sau khi phẫu thuật bác sĩ cũng liệt kê ra một loạt các thực phẩm gây sẹo xấu như rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản,…. mà không dặn bạn phải kiêng chúng trong bao lâu dẫn đến trường hợp mũi vẫn gặp phải nhiều rủi ro.
- Do đó, trường hợp cơ địa lành thì bạn sẽ cần kiêng trong 1 tháng, cơ địa dữ 2 tháng. Hết thời gian kiêng, bạn cũng không nên nạp vào cơ thể quá nhiều các loại thực phẩm kiêng một cách đột ngột mà nên dần dần để vết thương thích ứng dần.
EmoticonEmoticon